BẠN ĐÃ HIỂU ĐÚNG VỀ GAN NHIỄM MỠ CHƯA?
Gan nhiễm mỡ là một bệnh phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng, có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh qua bài viết dưới đây nhé.
1. Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều trong gan. Ở người bình thường lượng mỡ trong gan chỉ chiếm từ 2 - 4% trọng lượng gan. Nhưng khi gan bị nhiễm mỡ, mỡ sẽ chiếm ít nhất từ 5 - 10% trọng lượng gan.
Gan nhiễm mỡ ít khi có triệu chứng rõ ràng. Biểu hiện đầu tiên thường là bụng ấm ách và hơi khó chịu. Trên lâm sàng, bác sĩ có thể khám thấy gan của bạn hơi to một chút. Khi lượng mỡ trong gan quá nhiều sẽ gây nên tình trạng viêm gan. Lúc đó, các triệu chứng rõ ràng hơn sẽ là chán ăn, sụt cân, đau bụng hoặc mệt mỏi nhiều và vàng da.
2. Nguyên nhân dẫn tới gan nhiễm mỡ
- Nghiện rượu hoặc thường xuyên uống rượu
Đối với bệnh nhân nghiện rượu, Ethanol trong rượu gây tăng NADH tại tế bào gan, kích thích tổng hợp chất béo, gây tăng tổng hợp trygliceride tại gan. Nghiện rượu là nguyên nhân thường gặp nhất ở đa số bệnh nhân gan nhiễm mỡ.
- Tăng cân không kiểm soát, béo phì
Thừa cân béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn đến hiện tượng gan nhiễm mỡ. Khi cơ thể thường xuyên cung cấp lượng chất béo triglyceride vượt ngưỡng cơ thể có thể hấp thu thì sẽ có hiện tượng tích tụ, không chuyển hóa hết, tạo thành nguy cơ gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, lượng calo quá cao cũng khiến cơ thể không chuyển hóa hết thành năng lượng để sử dụng và tích trữ dưới dạng triglyceride.
- Đái tháo đường
Trong bệnh nhân đái tháo đường, acid béo tự do trong máu sẽ tăng điều động trường hợp bệnh nhân hạ đường huyết. Tăng sử dụng acid béo tự do từ mô mỡ vào máu, gan chuyển hóa acid béo tự do thành triglyceride.
- Chế độ ăn giàu Cholesterol
Cholesterol cao, nguy cơ về bệnh tim mạch và mỡ máu khá lớn.
3. Phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào?
- Tập luyện thể dục thể thao
Tập luyện sẽ giúp đốt cháy calo trong cơ thể để sử dụng tốt hơn lượng chất béo tích trữ trong cơ thể. Ngoài ra, tập luyện cũng sẽ giúp lưu thông tuần hoàn tốt hơn, tránh được nhiều bệnh tật, cải thiện sức khỏe.
- Không lạm dụng rượu bia
Rượu bia là nguyên nhân chính gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ. Vì vậy hãy sống một cách thông minh hơn, loại bỏ rượu ra khỏi cuộc sống của bạn.
- Giảm cân, kiểm soát tốt cân nặng
Điều này thực sự rất cần thiết đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ. Nhằm kiểm soát tốt lượng lượng calo cũng như lượng chất béo vào cơ thể. Nên ăn kiêng, tăng cường các thức ăn từ thực vật, tập luyện thể dục,...
- Kiểm soát tốt đái tháo đường
Đái tháo đường là một trong các nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh khác. Hãy cố gắng theo dõi sát đường huyết của mình, sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, thực hiện chế độ ăn hạn chế tinh bột và đường, tăng cường tập luyện thể dục,...
- Chế độ ăn uống lành mạnh
Để hạn chế lượng mỡ trong máu, bạn cần có chế độ ăn hợp lý, cân đối. Tăng cường rau, củ quả, nhất là các loại cây nhiều chất xơ, ngũ cốc. Kiểm soát đường máu, mỡ máu, năng lượng tốt hơn.
Một số loại quả/hạt khá tốt cho gan như: Óc chó, bơ, hạt hướng dương,... Một số loại rau giúp hạn chế tích tụ mỡ tại gan: Cải bó xôi, cải xoăn, tỏi,...
Tránh ăn các đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối, nhiều đường, nhiều tinh bột. Có thể thay thế dầu chiên rán hằng ngày bằng dầu oliu, rất tốt cho gan. Ăn ít chất béo, giảm calo giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Chế độ ăn bổ sung thêm cá như: Cá hồi, cá ngừ,... rất giàu omega - 3 rất tốt cho gan.
Cuối cùng đừng quên bổ sung các loại thuốc, thực phẩm bổ sung giúp giải độc, bảo vệ tế bào gan nguồn gốc thảo dược như silymarin, actiso...
Bài viết khác
Top 10 cách trị mất ngủ ban đêm đơn giản mà hiệu quả
Bệnh Mất ngủ khiến đảo lộn trật tự cuộc sống của bạn, khiến cơ thể mệt mỏi, đầu óc thiếu tỉnh táo mỗi sáng thức dậy. Hãy bỏ túi ngay cho mình 10 cách trị mất ngủ ban đêm đơn giản mà lại hiệu quả.
Viêm khớp dạng thấp: Dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả
Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý về xương khớp không phải là hiếm gặp và thường gặp ở độ tuổi trung niên và ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng khó chịu như đau nhức, cứng khớp, khó vận động,.... gây ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt, công việc của người bệnh. Xem ngay toàn bộ dấu hiệu của bệnh!
Đau khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách giảm đau hiệu quả
Đau khớp là một trong những triệu chứng thường gặp và gây cảm giác đau, khó chịu cũng như ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.
Biện pháp giảm đau nhức xương khớp vào mùa lạnh
Đau xương khớp mùa lạnh là căn bệnh phổ biến thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Vậy vì sao đau xương khớp vào mùa lạnh, có thể khắc phục và phòng ngừa tình trạng đau xương khớp không?
Giải pháp vàng từ bài thuốc Đông y cổ truyền điều trị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống: đau, hạn chế vận động thậm chí nếu không được điều trị kịp thời có thể gây liệt, tàn phế…và chi phí điều trị tốn kém. Vì vậy, các bạn đọc cùng tìm hiểu bệnh thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm qua bài viết dưới đây.
Top 6 những bệnh dân văn phòng cần cảnh giác và cách phòng tránh
Nhân viên văn phòng thường chỉ những người làm việc trong phòng máy lạnh, chủ yếu công việc giấy tờ, hồ sơ trên máy tính. Tưởng chừng công việc nhàn hạ tuy nhiên do thói quen ít vận động, ngồi một chỗ làm việc kéo dài 8 giờ mỗi ngày thậm chí còn tăng ca nhiều giờ dẫn tới tiềm ẩn nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.