Top 10 cách trị mất ngủ ban đêm đơn giản mà hiệu quả
Mất ngủ vào ban đêm khiến cho mọi sinh hoạt cũng như công việc của bạn bị đảo lộn trật tự và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Trị mất ngủ ban đêm giúp bạn có được một giấc ngủ ngon, sâu giấc trong đêm, tinh thần sảng khoái và minh mẫn cho buổi sáng hôm sau. Hãy tham khảo ngay top 10 cách trị mất ngủ ban đêm đơn giản mà hiệu quả qua bài viết dưới đây bạn nhé!
1. Mất ngủ ban đêm là bệnh gì?
Mất ngủ ban đêm là một tình trạng rối loạn giấc ngủ và có các triệu chứng như khó ngủ, ngủ không sâu giấc,....
Mất ngủ ban đêm là một tình trạng rối loạn giấc ngủ, người bị mất ngủ thường gặp các triệu chứng như: Khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, thức dậy quá sớm, hay bị giật mình khi ngủ,... Sáng hôm sau thức dậy, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, kém tập trung, đau đầu, thường xuyên buồn ngủ nhưng lại không thể ngủ được dẫn tới ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
Bình thường, mỗi ngày một người ngủ khoảng 7 - 8 tiếng với điều kiện giấc ngủ sâu, đảm bảo chất lượng giấc ngủ, sau khi thức dậy thấy khỏe khoắn và được tái tạo năng lượng sau
2. Các loại mất ngủ thường gặp
Mất ngủ có rất nhiều loại khác nhau và thường có những dạng phổ biến hay gặp như sau:
2.1. Mất ngủ ban đêm
Mất ngủ ban đêm là một trong những loại mất ngủ thường gặp
Mất ngủ ban đêm thường có các triệu chứng như khó đi vào giấc ngủ mỗi tối, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn kéo dài. Giấc ngủ đêm cũng không kéo dài 6 - 8 tiếng như bình thường mà chỉ rơi vào khoảng 3 - 4 tiếng là tỉnh giấc.
2.2. Mất ngủ kéo dài
Mất ngủ nếu để xảy ra trong một khoảng thời gian dài và không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng mất ngủ kéo dài hay còn gọi là hiện tượng mất ngủ kinh niên. Chứng mất ngủ này thường khó điều trị hơn và đòi hỏi người bệnh phải có một phác đồ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
2.3. Mất ngủ sau sinh
Sau sinh phụ nữ thường mất ngủ do rất nhiều nguyên nhân như: Cảm giác đau ở vết thương, thường xuyên thức khuya do chăm con dẫn tới bị rối loạn giấc ngủ và dễ rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh, rối loạn giấc ngủ,...
2.4. Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ có thể do việc ngày ngủ quá nhiều, rối loạn nhịp thức - ngủ, đau bụng do đến tháng, mộng du hay nghiến răng,....
3. Nguyên nhân gây mất ngủ vào ban đêm
Mất ngủ ban đêm có thể do các nguyên nhân như: căng thẳng, ô nhiễm tiếng ồn từ môi trường xung quanh,...
Mất ngủ ban đêm có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng thường do một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:
- Áp lực, căng thẳng: Những áp lực, căng thẳng trong công việc, học tập hay những sáng chấn tâm lý như chia tay người yêu, ly hôn, gia đình có chuyện buồn,... cũng khiến bạn buồn phiền, lo lắng và từ đó dẫn tới căng thẳng gây mất ngủ.
- Thói quen ngủ không lành mạnh: Những người có thói quen ngủ trưa nhiều, hay thức khuya, thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ,.... cũng sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn và có thể dẫn tới mất ngủ.
- Buổi tối ăn quá nhiều: Việc ăn quá nhiều vào buổi tối dẫn tới tình trạng đầy bụng, tức bụng, khó tiêu, trào ngược dạ dày, ợ nóng,..... gây khó chịu và không đi vào giấc ngủ được.
- Thay đổi nhịp đồng hồ sinh học: Lịch làm việc thay đổi liên tục, đi du lịch hay di chuyển đến một quốc gia khác không cùng múi giờ,... có thể làm thay đổi nhịp sinh học và dẫn tới tình trạng mất ngủ.
- Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan: Tiếng ồn ào từ môi trường xung quanh, không gian ngủ chật hẹp, không thoải mái,.... cũng khiến bạn cảm thấy khó ngủ và thậm chí là mất ngủ.
- Sử dụng các chất kích thích: Việc sử dụng bia rượu, chè, cà phê, vào buổi tối trước khi đi ngủ gây kích thích não bộ hưng phấn, tỉnh táo và dẫn tới khó ngủ ngay sau đó.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: Tác dụng phụ của thuốc, tuổi tác, rối loạn liên quan tới giấc ngủ như hội chứng chân không yên, ngưng thở khi ngủ,.....
4. Ai thường bị mất ngủ về đêm?
Phụ nữ mang thai hay sau khi sinh thường dễ bị mất ngủ ban đêm
Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc phụ nữ đang mang thai, sau sinh thường là những đối tượng dễ mất ngủ về đêm. Ngoài ra, mất ngủ ban đêm cũng thường gặp ở những người cao tuổi, đặc biệt từ 60 tuổi trở nên. Khi tuổi tác càng lên cao cùng với quá trình lão hóa tự nhiên của các cơ quan trong cơ thể sẽ khiến cho khả năng tiết ra hormone tăng trưởng, hormone kiểm soát chu kỳ giấc ngủ về đêm melatonin bị hạn chế. Chính điều đó làm cho giấc ngủ của người già bị ảnh hưởng xấu đi và gây nên tình trạng mất ngủ kéo dài.
Bên cạnh đó, hiện nay tình trạng mất ngủ về đêm đang có xu hướng trẻ hóa, tức là những người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh mất ngủ về đêm do những căng thẳng, áp lực, stress trong học tập, công việc.
5. Top 10 cách trị mất ngủ ban đêm đơn giản, hiệu quả
5.1. Dùng các thuốc điều trị
Một trong những cách nhanh nhất mà ai cũng biết và thường được áp dụng nhiều nhất đó chính là điều trị mất ngủ bằng thuốc. Tùy vào từng nguyên nhân gây mất ngủ cũng như mức độ mất ngủ ban đêm kéo dài thường xuyên với tần suất như nào mà việc sử dụng thuốc ngủ được chỉ định sử dụng.
Tuy nhiên, khi sử dụng các nhóm thuốc điều trị mất ngủ ban đêm, bạn nên tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách dùng cũng như thời gian sử dụng để giúp ngăn ngừa được các tác dụng không muốn trong quá trình sử dụng.
5.2. Thay đổi lối sống khoa học, hợp lý
Một lối sống khoa học, hợp lý là một trong những cách trị mất ngủ hiệu quả. Việc đưa mình vào một sống “khuôn khổ”, khoa học thật sự là thách thức rất lớn đối với nhiều người trong chúng ta. Thế nhưng đây chính là cách giúp điều trị mất ngủ rất hiệu quả mà bạn phải “buộc ép” bản thân đi vào chuẩn mực này. Ngoài ra, lối sống khoa học và hợp lý còn giúp bạn có được một sức khỏe tốt, thân hình đẹp và giúp ngăn ngừa bệnh tật.
5.3. Thiết lập chế độ dinh dưỡng
Thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trị mất ngủ ban đêm hiệu quả
Thiết lập chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học trong bữa ăn hàng ngày là một cách giúp trị mất ngủ ban đêm rất tốt mà không dùng đến thuốc. Nếu muốn dễ dàng đi vào giấc ngủ nhanh chóng, bạn nên bổ sung thêm các nhóm thực phẩm như: các loại cá béo chẳng hạn như cá hồi, hạnh nhân, óc chó, kiwi, chuối, bột yến mạch, trà hoa cúc, trà đậu biếc,... giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn và chất lượng giấc ngủ được nâng cao hơn.
5.4. Dùng bấm huyệt trị mất ngủ
Bấm huyệt là cách giúp thông kinh hoạt lạc, giúp điều trị và khắc phục các vấn đề rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ,... một cách hiệu quả. Bằng cách xoa bóp các huyệt nhất định trước khi ngủ như: huyệt phong trì, huyệt nội quan, huyệt an miên, huyệt thần môn,.... giúp bạn có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn, dễ dàng hơn và ngủ sâu giấc hơn.
5.5. Dùng châm cứu trị mất ngủ
Ngoài biện pháp bấm huyệt thì dùng châm cứu cũng là cách giúp trị mất ngủ rất hiệu quả trong y học cổ truyền. Cách trị mất ngủ này có thể mang tới công dụng giúp cân bằng tâm trí và cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ rằng, châm cứu mang lại những lợi ích như sau:
- Tăng tiết hormone melatonin giúp điều hòa giấc ngủ
- Tăng lưu lượng máu giúp thư giãn cơ thể và tinh thần, cải thiện giấc ngủ
- Giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, làm dịu cơ thể và tăng thư giãn
5.6. Không sử dụng các chất kích thích
Không sử dụng rượu ,bia để tránh gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, mất ngủ
Các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, cà phê, đồ uống có ga, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo,... cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ. Chính vì vậy mà trước khi đi ngủ bạn không nên sử dụng những chất kích thích này để tránh làm ảnh hưởng tới não bộ và khiến cho bạn khó đi vào giấc ngủ cũng như chất lượng giấc ngủ bị giảm sút.
5.7. Hạn chế ngủ trưa quá lâu
Ngủ trưa quá lâu, trong một thời gian dài cũng có thể khiến cho ban đêm bạn rơi vào trạng thái khó ngủ, mất ngủ.
5.8. Thư giãn vào buổi tối
Trước khi đi ngủ mỗi tối, bạn nên thư giãn tạo tâm lý thoải mái và hãy loại bỏ hết những căng thảng, muộn phiền trước khi đi ngủ. Bạn có thể trò chuyện cùng bạn bè hay người thân, đọc sách báo, đi dạo hay ngồi thiền, tập yoga,... trước khi đi ngủ để giúp thư giãn và cải thiện giấc ngủ.
5.9. Trị mất ngủ bằng các loại thảo dược dân gian
Dùng tâm sen làm trà uống có thể giúp trị mất ngủ ban đêm hiệu quả
Các loại thảo dược dân gian trị mất ngủ như dùng tâm sen, hoa tam thất, cây lang nữ, trà táo đỏ kỳ tử,... giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, việc dùng các loại thảo dân gian này vừa giúp nâng cao sức khỏe, an toàn, lành tính và không có tác dụng phụ.
5.10. Hạn chế ánh sáng xanh trước khi đi ngủ
Theo các nhà khoa học, ánh sáng xanh không chỉ gây hại cho mắt mà còn khiến rối loạn giấc ngủ. Chính vì vậy, trước khi đi ngủ bạn nên hạn chế dùng hay không nên dùng các thiết bị điện tử trước sát giờ đi ngủ, hãy tắt hết các thiết bị, những “món đồ chơi” công nghệ không tốt cho giấc ngủ này càng sớm càng tốt để tận hưởng giấc ngủ trọn vẹn và ngon lành.
6. Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tân Phương Nhất Dạ - Giúp hỗ trợ ngủ ngon và sâu giấc
Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ an thần và dễ ngủ có thành phần từ các dược liệu tự nhiên an toàn, lành tính và không tác dụng phụ.
Thực phẩm giúp hỗ trợ an thần, dễ ngủ và ngủ ngon Tân Phương Nhất Dạ tại VCP Pharma
Tân Phương Nhất Dạ với thành phần là các loại dược liệu được nghiên cứu và đánh giá cao trong việc hỗ trợ cải thiện các tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, tình trạng khó ngủ như: Toan táo nhân, Bạch linh, Tri mẫu, Xuyên khung, Cam thảo. Với sự kế thừa từ bài thuốc cổ phương Toan Táo Nhân Thang, bài thuốc kinh điển điều trị mất ngủ kết hợp với dạng bào chế mới Cốm đông dược giúp nâng cao được hiệu quả cũng như tối ưu được liều dùng.
Bên cạnh đó, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tân Phương Nhất Dạ còn được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, đảm bảo đạt theo tiêu chuẩn 5K và nguồn nguyên liệu được nhập khẩu đảm bảo chất lượng hàng đầu.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trên đây là bài chia sẻ về những cách trị mất ngủ ban đêm đơn giản mà lại hiệu quả, hy vọng bạn sớm có được một giấc ngủ ngon, thức dậy đón chào ngày mới với một tinh thần tràn đầy năng lượng. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì cần giải đáp về trị mất ngủ ban đêm, quý độc giả vui lòng inbox ngay để được Dược sĩ giải đáp.
Bài viết khác
Viêm khớp dạng thấp: Dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả
Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý về xương khớp không phải là hiếm gặp và thường gặp ở độ tuổi trung niên và ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng khó chịu như đau nhức, cứng khớp, khó vận động,.... gây ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt, công việc của người bệnh. Xem ngay toàn bộ dấu hiệu của bệnh!
Bệnh tay chân miệng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc hiệu quả
Bệnh chân tay miệng thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh lây lan nhanh và rất nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Biết cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn và trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
Đau khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách giảm đau hiệu quả
Đau khớp là một trong những triệu chứng thường gặp và gây cảm giác đau, khó chịu cũng như ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.
Biện pháp giảm đau nhức xương khớp vào mùa lạnh
Đau xương khớp mùa lạnh là căn bệnh phổ biến thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Vậy vì sao đau xương khớp vào mùa lạnh, có thể khắc phục và phòng ngừa tình trạng đau xương khớp không?
Giải pháp vàng từ bài thuốc Đông y cổ truyền điều trị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống: đau, hạn chế vận động thậm chí nếu không được điều trị kịp thời có thể gây liệt, tàn phế…và chi phí điều trị tốn kém. Vì vậy, các bạn đọc cùng tìm hiểu bệnh thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm qua bài viết dưới đây.
Top 6 những bệnh dân văn phòng cần cảnh giác và cách phòng tránh
Nhân viên văn phòng thường chỉ những người làm việc trong phòng máy lạnh, chủ yếu công việc giấy tờ, hồ sơ trên máy tính. Tưởng chừng công việc nhàn hạ tuy nhiên do thói quen ít vận động, ngồi một chỗ làm việc kéo dài 8 giờ mỗi ngày thậm chí còn tăng ca nhiều giờ dẫn tới tiềm ẩn nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.